Nguồn điện một chiều Điện_một_chiều

Khái niệm

Nguồn điện một chiềunguồn điện phát ra dòng điện một chiều, dòng điện này có chiều xác định, độ lớn có thể vẫn biến thiên nhưng trị số của nó luôn nằm giới hạn trong 1 phía của trục thời gian Ox, nghĩa là hoặc luôn dương (+), hoặc luôn âm (-) và không đi qua giá trị "0". Các nguồn cấp điện một chiều có thể là:

Các đại lượng đặc trưng của nguồn điện

Công của nguồn điện (A) là công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn điện.

Suất điện động ε {\displaystyle \varepsilon } là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện. Đơn vị tính suất điện động là vôn(V)

ε = A q {\displaystyle \varepsilon ={\frac {A}{q}}}

Ngoài ra, nguồn điện còn được xác định bởi điện trở trong (r) của nó.

Ghép các nguồn điện thành bộ

Bộ nguồn nối tiếp

Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn điện được ghép nối tiếp nhau, trong đó cực âm của nguồn điện trước được nối bằng dây dẫn với cực dương của nguồn điện sau.

Suất điện động của bộ nguồn bằng tổng các suất điện động của các nguồn có trong bộ

Điện trở trong của bộ nguồn bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ

Bộ nguồn xung đối

Bộ nguồn xung đối là bộ gồm 2 nguồn trong đó cực âm của nguồn điện này được nối với cực âm của nguồn điện kia hoặc cực dương của nguồn điện này được nối với cực dương của nguồn điện kia.

Suất điện động của bộ nguồn bằng hiệu suất điện động của 2 nguồn

Điện trở trong của bộ nguồn bằng tổng điện trở trong của 2 nguồn

Bộ nguồn song song

Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm các nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau.

Chỉ có thể ghép các nguồn điện song song các nguồn điện có cùng suất điện động và điện trở trong. Khi mắc các nguồn song song, cực dương của các nguồn điện được nối vào cùng một điểm và cực âm của các nguồn điện được nối vào cùng một điểm khác.

Suất điện động của bộ nguồn bằng suất điện động của mỗi nguồn.

Bộ nguồn gồm n nguồn có điện trở trong r mắc song song thì có điện trở trong là r b = r n {\displaystyle r_{b}={\frac {r}{n}}}

Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng

Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng là bộ nguồn gồm n dãy ghép song song với nhau, mỗi dãy có m nguồn điện giống nhau mắc nối tiếp.

Gọi ε {\displaystyle \varepsilon } là suất điện động của mỗi nguồn, khi đó suất điện động của bộ nguồn là ϵ b = m ϵ {\displaystyle \epsilon _{b}=m\epsilon }

Gọi r là điện trở trong của mỗi nguồn, khi đó điện trở trong của bộ nguồn là r b = m r n {\displaystyle r_{b}={\frac {mr}{n}}}

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Điện_một_chiều http://www.britannica.com/EBchecked/topic/164851 http://www.magnet.fsu.edu/education/tutorials/java... http://grants.hhp.coe.uh.edu/clayne/HistoryofMC/Hi... http://www.itacanet.org/eng/elec/edu/pt13.pdf http://publications.ohiohistory.org/ohstemplate.cf... https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb125728771 https://data.bnf.fr/ark:/12148/cb125728771 https://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85041613 https://d-nb.info/gnd/4021242-7 https://www.pbslearningmedia.org/resource/phy03.sc...